Hòa Bình ưu tiêu đầu tư các tuyến giao thông chiến lược

Tỉnh ủy ban hành Đề án Hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội cơ bản đồng bộ hiện đại, trọng tâm là ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông đường bộ và hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2025

Vừa qua, Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 02-ĐA/TU, ngày 26/8/2021 về hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội cơ bản đồng bộ hiện đại, trọng tâm là ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông đường bộ và hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2025.

Theo đó, mục tiêu tổng quát của Đề án là tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội cơ bản đồng bộ, hiện đại trọng tâm là ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông đường bộ và hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm giải quyết cơ bản những điểm nghẽn, quá tải, bức xúc và từng bước hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tương đối đồng bộ với một số công trình hiện đại, bảo đảm cho phát triển nhanh và bền vững, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đối khí hậu, xây dựng nông thôn mới, thu hẹp khoảng cách vùng, miền và nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Cùng với đó, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, hợp lý, liên hoàn giữa đường bộ và đường thủy nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách ngày một gia tăng; kết nối hợp lý với hệ thống giao thông quốc gia, vùng và nội tỉnh tạo thành hệ thống giao thông thông suốt, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội bền vững; góp phần gìn giữ ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng, an ninh, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tăng thu nhập, nâng cao mức sống người dân nông thôn; phù hợp với ứng phó biến đổi khí hậu, đảm bảo môi trường và phát triển bền vững. Kết hợp đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triên kinh tế, gắn với củng cố quốc phòng, an ninh. Phấn đấu đến năm 2025, hệ thống quốc lộ, hệ thống đường giao thông đối ngoại trên địa bàn tỉnh từng bước cơ bản đạt quy mô theo quy hoạch được phê duyệt, một số tuyến quan trọng đạt tiêu chuẩn cấp III (hoàn thiện đường Hòa Bình – Hòa Lạc theo tiêu chuẩn đường cao tốc, đầu tư xây dựng giai đoạn I đường cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu, đường liên kết vùng Hòa Bình – Hà Nội và Cao tốc Sơn La (Hòa Bình – Mộc Châu), đường quốc lộ 6, đường quốc lộ 70B…); Đầu tư trọng điểm một số tuyến đường tỉnh có tính liên kết, kết nối vùng, tạo sự lan tỏa, động lực phát triển kinh tế – xã hội (đường tỉnh 438B nối thành phố Hòa Bình – Kim Bôi; đường tỉnh 433; đường tỉnh 450; đường tỉnh 436…) cơ bản đáp ứng quy mô theo quy hoạch; Phát triển giao thông nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới, phục vụ nhu cầu an sinh xã hội, sản xuất phát triến kinh tế, đảm bảo đời sống cho người dân. Quan tâm công tác duy tu, bảo trì các công trình giao thông đang khai thác.

Hiệu quả triển khai Đề án sẽ góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội cơ bản đồng bộ, hiện đại với nhiều công trình quy mô lớn, có tính lan tỏa, tạo nguồn động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đôi khí hậu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, củng cố quốc phòng, an ninh và nânu cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Thống nhất quan điểm, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nhằm tạo cơ sở, tiền đề để triển khai thực hiện có hiệu quả khâu đột phá chiến lược theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra; tránh sự không thống nhất, đồng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được lập hoàn chỉnh, khoa học, đồng thời tố chức trien khai thực hiện hiệu quả. Thay đổi nhận thức về vai trò của kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; thu hút, huy động được nguồn lực của các thành phần kinh tế và người dân tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Thu hút, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triên kết cấu hạ tầng. Cần tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước; nâng cao chất lượng công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.

Các giải pháp thực hiện đó là: Nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch. Đẩy mạnh thu hút đầu tư và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác quy hoạch; nâng cao chất lượng lập và quản lý quy hoạch theo Luật Quy hoạch. Hoàn thành việc lập Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả, lấy quy hoạch làm cơ sở quản lý để phát triển của tỉnh. Nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng, trên cơ sở đảm bảo tuân thủ quy hoạch chung của tỉnh, đảm bảo nguyên tắc các quy hoạch không chồng chéo, mâu thuẫn, xung đột với nhau và phải được xây dựng đồng thời để đảm bảo sự kết nối giữa các quy hoạch; Phối họp với Bộ Quốc phòng và các cơ quan có liên quan rà soát, quy hoạch lại đất quốc phòng theo hướng tập trung và tích hợp vào quy hoạch tỉnh để đảm bảo thuận tiện xây dựng công trình quốc phòng, huấn luyện và dành quỹ đất để phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Đối với quy hoạch xây dựng cần tập trung thực hiện tốt việc quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng huyện. Quan tâm bố trí nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ làm công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; đồng thời lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các quy hoạch, nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm quy hoạch đáp ứng yêu cầu thực tiễn, khả thi và có tầm nhìn chiến lược. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, bảo đảm hiệu quả và tính khả thi. Coi trọng công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra thực hiện quy hoạch và xử lý nghiêm các vi phạm quy hoạch.

Tổng kinh phí thực hiện trong giai đoạn 2021 – 2025 dự kiến là: 115.401,437 tỷ đồng, bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý: 20.560,204 tỷ đồng. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): 6.948,819 tỷ đồng. Vốn ngân sách nhà nước do cấp huyện, thành phố quản lý: 8.900,414 tỷ đồng. Vốn ngân sách nhà nước do cấp Trung ương quản lý: 3.992 tỷ đồng. Vốn huy động xã hội, ngoài ngân sách nhà nước: 75.000 tỷ đồng.

Phương Thảo
Zalo
Messenger
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn